“Trong lĩnh vực Internet này chúng ta không còn cái nào số 1 trên chính sân nhà. Thậm chí Google/Yahoo nhiều người hiểu đó là “Internet Việt Nam”.
1. Sản phẩm/website nào số 1 Việt Nam?
Sẵn bữa xem 1 báo cáo về Internet của thị trường Việt Nam mới xem cái phần nhạc của mình thì thấy website âm nhạc số 1 Việt Nam (chiếm nhiều traffic, nhiều lượt xem, nhiều người xài… v.v… đại loại đấy) thì đáng buồn là nó không phải NhacCuaTui.com, Zing mp3, Nhacso.net hay nhạc vui mà là…. Youtube. Cũng có thể nhiều người ngạc nhiên và cũng có nhiều người biết rồi. Như một lời nói vừa đùa & vừa rất sốc tui nghe cách đây mấy năm trước phát biểu như sau : “Giá mà hồi xưa ông cha ta không xài chữ quốc ngữ hiện tại mà xài chữ Nôm (!?!) thì giờ socbay.com số 1 Việt Nam chứ ko phải google trên mọi bảng xếp hạng rồi”
Nên giờ trong lĩnh vực Internet này chúng ta không còn cái nào số 1 trên chính sân nhà. Trừ mỗi mảng do tính đặc thù, đang phát triển và tin tức – các công ty nước ngoài chưa có nhiều người được gọi là “phóng viên” đi săn các tin cướp hiếp giết và tin độc đáo kiểu như “cha chồng dính nàng dâu” v.v… thì các mảng còn lại đều của các công ty nước ngoài cả. Tìm kiếm với Google, Chat với Yahoo, mạng xã hội Facebook, nhạc/chia sẻ Youtube… Thậm chí Google/Yahoo nhiều người hiểu đó là “Internet Việt Nam”. Nhưng cái kiểu mà hầu hết các báo chí lớn giật tít “Facebook vượt Zing me” một cách rất mừng rỡ thì mọi người sẽ hiểu tại sao chúng ta không có sản phẩm nào số 1. Cá nhân tui chẳng thấy điều đó chả hay ho gì khi 1 sản phẩm của cty Việt Nam (ít nhất là của người Việt làm ra và đang vận hành, trả thuế cho Việt Nam) bị nước ngoài vượt qua mà lại sung sướng thế. Mọi chuyện tai nghe mắt thấy trải qua đọc tiếp phần sau.
2. Tại sao như vậy ? và những điều tai nghe mắt thấy, trải qua.
Có lần anh Minh – CEO Vinagame cũ giờ là VNG Corp chia sẻ với những người làm trong ngành là “Chúng ta đang làm trong 1 ngành như 1 trận đá banh giữa Việt Nam và Braxin tại sân nhà Thống Nhất. Mặc dù thực lực “đá nhau” đã rõ ràng là chúng ta yếu hơn rất nhiều nói rõ là cái gì cũng thua. Và mang tiếng sân nhà nhưng quan chức, trọng tài và cả khán giả luôn ủng hộ và cổ vũ mạnh mẽ cho…. đội khách”
* Cơ quan chức năng/ nhà nước :
– Tui đi Trung Quốc mới thấy đau khổ để vào Google và không vào được Facebook, Youtube…. Nói ra thì ai cũng biết là TQ chặn hết các website nước ngoài để bảo hộ trong nước và nhiều thứ khác. Ngẫm nghĩ mới thấy doanh nghiệp TQ sướng và ước gì Việt Nam Youtube bị chặn giống vậy thì mình ngon…. Nhưng thật ra hiện tại tui nghĩ nhiều cty cũng chỉ ước muốn công bằng trước là hay lắm rồi
+ Giấy phép : không hiểu các cơ quan nhà nước có hiểu internet là toàn cầu, không giới hạn… hay không mà lại quản lý theo kiểu Việt Nam là phải có giấy phép. Cũng hợp lý thôi, cơ quan yêu cầu là tui sẽ thực hiện xin giấy phép ICP từ xưa sau này là trang tin tổng hợp, mạng xã hội…v…v… nhưng không biết rằng Google, Facebook, Yahoo…. có ai có giấy phép đó ko ? Nếu không có liệu có bị chặn hay ko hay nhưng tui thường bị phạt, bị dọa là đóng cửa vì thiếu giấy phép.
+ Vi phạm : chắc nhiều website hàng năm cỡ nào cũng phải bị lên sở, cục, bộ…. giải trình và nhận biên bản phạt. Nhưng tui thường xuyên bị phạt vì 1 bài nào đó vừa up lên duyệt sót vài ngày (cả chục người làm nhưng cũng không chắc là hết được) là được cho là “nhạc cấm” và vi phạm, cảnh cáo, phạt, đòi rút giấy phép & cho ngưng hoạt động. Trong khi đó trên Youtube thì những bài đó tràn ngập và thập chí còn có nhiều clip độ phản động chắc hơn trăm lần tồn tại đơn vị tháng năm trên đó. Cứ thắc mắc là tại sao mình me canh me từng chút và “nó” lại được bình yên thế nhỉ ?
Chuyện kể lại có lần tui bị đích thân trưởng công an phường mời lên làm việc (làm bà già ở nhà đang bệnh tim thiếu điều xỉn lên xỉn xuống vị tưởng tui làm bậy gì). Thế khi lên làm việc thì là câu chuyện nội dung có mấy bài nội dung xấu trên website. Sau khi 1 mình nghe 8 đồng chí công an phường, công an quận, cục, an ninh, thanh tra… làm 1 cái liveshow, tui mới đập bàn đập ghế la lại là chuyện cty sao ko gửi công văn lại gửi đến nhà (sau mới biết là là hình các vị ấy hình ko biết có cty làm) làm mẹ tui đau tim. Cuối cùng cũng được về sau khi nói cty của IDG đầu tư và kể câu chuyện nói chuyện với 1 pax to trên Bộ về vấn đề quản lý nội dung trên website theo nghị định quản lý Internet mới chuẩn bị ban hành, đồng thời ký biên bản nhận cảnh cáo và dọa đóng website. Sao nhiều cơ quan, tổ chức có thể đóng cửa website thế nhỉ ?!?
+ Thu tiền bản quyền : chuyện này chắc ít website liên quan nhưng từ đầu đã nghĩ rằng phải chia sẻ 1 phần doanh thu và là những đơn vị tiên phong mua bản quyền tác giả, ghi âm & thậm chí là cả bản quyền quốc tế mặc dù công ty vẫn còn lỗ to chứ không giàu có như nhiều người tưởng tượng. Tổng tiền bản quyền lên đơn vị tỷ đồng cho các bên liên quan mà không biết những đơn vị ấy thu được từ Youtube và các site tương tự ấy bao nhiêu 🙂 ?
Ngoài ra tui còn gặp nhiều chuyện hài ra nước mắt khi làm việc các cơ quan nhà nước và các văn bản luật chồng chéo nhau thậm chí có 1 cán bộ thuế còn yêu cầu tui làm công văn giải trình việc cho nghe nhạc miễn phí trên website là hình thức khuyến mãi nếu ko thì ko được tính chi phí hợp lý vì đây là khuyến mãi không thu phí của người nghe (!?!), và tự thắc mắc mỗi tháng tiền thuế VAT thu từ đâu ra ko biết. Ko hiểu các website khác có được mời lên giải trình hay ko. Nhiều lúc tính chuyển văn phòng sang Singapore, Campuchia hay Lào gì đấy về Việt Nam làm chắc được ưu đãi và vinh danh Việt kiều đầu tư cho nước nhà và các cơ quan kiếm chắc cũng khó hehe….
* Báo chí/ truyền thông
Cái này thì chắc ai cũng thấy rồi…. 1 dịp nọ nhân dịp gửi lời cám ơn báo chí nhân ngày báo chí Việt Nam thì tui cũng nhắc đến chuyện anh em báo chí ủng hộ sản phẩm trong nước. Giờ thì cũng khá khá hơn trước chứ xưa không hiểu báo chí thích sản phẩm nước ngoài hay dìm hàng sản phẩm Việt mà toàn nói về các sản phẩm nước ngoài ra tính năng mới này, bỏ tính năng kia, thậm chí sửa 1 dòng đỏ thành xanh cũng viết bài. Còn sản phẩm Việt đưa bài qua được cho là quảng cáo và PR. 1 clip nhảm nào đó trên Youtube được báo chí ca ngợi hết mình là đã đạt 20 ngàn views !?! trong khi nhiều clip trên Nhaccuatui.com và nhiều site khác của Việt Nam hơn 100 ngàn view thì thường thôi.
* Các cty trong cùng ngành
Câu chuyện này đúng là 1 câu chuyện dài nhiều tập và các công ty dìm hàng nhau hơn là cùng nhau chống lại thằng mạnh hơn từ nước ngoài tới. Như cái kiểu Zing Me tụt hạng 2 thì nhiều cty mừng hơn là Zing Me số 1 vậy. Ở NCT, tui không cấm nhân viên sử dụng website hay sản phẩm nào hết. Mọi người có thể nghe nhạc bằng Nhacso, Zing, Nhacvui; xài Facebook Zing Me; mua hàng trên 5giây, Tiki, Nhommua…v…v… mà không bị dòm ngó soi mói. Có lần 1 người trong cty hỏi sao mình ko chặn hết các website kia đi để ủng hộ sản phẩm nhà thì tui chỉ nói rằng “chúng ta có ép 100 người ở đây sử dụng cũng chỉ là 100 người, nếu 100 người mà mà còn chán ko xài sản phẩm mình mà phải ép thì làm cửa gì có 1 triệu người ngoài kia”
Tuy nhiên không phải công ty nào cũng vậy hoặc không phải cá nhân nhân viên ủng hộ câu chuyện cạnh tranh công bằng với nhau hơn là dìm nhau cũng chết. Đã có lần mọi người search “nhom mua” nó ra quảng cáo của 1 website cùng ngành cùng dịch vụ và kêu gọi vào site đó… Có công ty lên danh sách các cty cạnh tranh để không mua quảng cáo, không hợp tác, không làm việc chung và thậm chí là từ khóa chặn không cho người dùng bình luận… Các công cty còn dìm hàng nhau bằng nhiều hình thức như đăng bài bỏ ra các từ ngữ, câu cú liên quan đến công ty khác dẫn đến việc website V lượt bỏ hết các bài viết về website Z và website Z cũng làm ngược lại. Cuối cùng là các sản phẩm nước ngoài được cả 2 website PR ầm ầm.
Còn nhiều câu chuyện ly kỳ giữa các công ty, nhưng đó là kinh doanh thương trường là chiến trường cũng không nói được gì nhưng nghĩ cứ thế thì chẳng có sản phẩm nào của Việt nam đứng 1 ở Việt Nam cả. Nghĩ cũng buồn, mà thôi thì cũng kệ…. Có dịp rảnh rảnh làm 1 bài về các trò của các cty Việt chắc bi hài kịch ko thiếu.
3. Thay đổi được hay ko ?
Chỗ này để trống, thôi để tối rảnh về nằm mơ tiếp vậy…
Nhan Thế Luân