1. Structure
Như tên gọi của nó, structure được sử dụng để thể hiện cấu trúc của một đối tượng. Ví dụ đơn giản như sau: cấu trúc của một tam giác vuông ABC là có 3 góc, trong đó B luôn là góc 90 độ. 2 góc còn lại A là 30,C là 60 ( có thể thay đổi ) . Ta viết stucture cho nó như sau :
Đối với cấu trúc trên, mình sử dụng kiểu let cho góc B để cố định đây luôn là góc vuông, 2 góc còn lại dùng kiểu var để có thể thay đổi khi cần thiết.
Như vậy, mỗi lần cần một tam giác vuông kiểu ABC, ta chỉ cần gọi giống như đoạn code trên.
Một ví dụ khác, bạn cần một tam giác với A là 40, C là 50. Bạn có thể gán như sau:
Lưu ý : bạn không thể gán lại cho góc B vì ở struct ABC , mình đã thiết lập B ở kiểu let.
2. Class
Class được hiểu là một khuôn mẫu để tạo ra các đối tượng – Wikipedia ( Bạn nên tìm hiểu về lập trình hướng đối tượng để hiểu ý nghĩa căn bản của nó ) , bây giờ ý nghĩa trước mắt là việc dựng nên các class sẽ giúp cho code của bạn được rõ ràng ,mạch lạc và tối ưu tính sử dụng.
A. Class được thể hiện như thế nào?
Giả sử ta có đối tượng là 1 con chó , nó sẽ có 2 thành phần:
- Tính chất : Chiều cao, cân nặng.
- Tính năng : Chạy, nhảy, sủa.
Ở trên class, các tính chất ( thuộc tính ) sẽ được thể hiển bằng các biến. Các tính năng sẽ được thể hiện bằng các hàm ( func ).
B. Việc tạo class trong ra sao?
Để code được phân chia rõ ràng, bạn có thể tạo 1 file chứa class mà ta mong muốn ( ở đây là tạo file để chứa class chứ ko phải tạo class nhé ).
Vào file -> new file -> chọn tab iOS -> swift file
Sau khi tạo xong, mình viết class dog như đoạn code sau
C. Cách gọi class – sử dụng đối tượng
Trở lại với file ViewController để thực hiện việc gọi class dog ta đã tạo, bạn sử dụng cú pháp như sau
- var mydog : biến này sẽ thừa hưởng mọi thuộc tính và func từ đối tượng dog của chúng ta
- var mydogheight : được gán từ cú pháp gọi thuộc tính height của dog ( mydog.height )
- mydog.run() : là cách thực hiện hàm run ( func ) của đối tượng dog. Kết quả chắc chắn sẽ là xuất ra màn hình “ I’m runnning ” .