Bài 4 : Vòng lặp và các cấu trúc điều khiển trong Swift

1. Vòng lặp

Trong quá trình viết code, mục đích viết vòng lặp được hiểu đơn giản là làm một đoạn lệnh nào đó lặp đi lặp lại với 1 điều kiện nhất định. Mình sẽ ví dụ các vòng lặp qua bài tập đơn giản sau:

Viết một chương trình xuất hiện ra màn hình cùng 1 câu nói đến 5 lần như sau:

“Cạch ! Máy lọc nước Kangaroo”  

“Cạch ! Máy lọc nước Kangaroo”  

“Cạch ! Máy lọc nước Kangaroo”  

“Cạch ! Máy lọc nước Kangaroo”  

“Cạch ! Máy lọc nước Kangaroo”  

Như ta đã biết, lệnh xuất ra màn hình là println . Với bài tập trên ta chỉ cần gõ

println(“Cạch ! Máy lọc nước Kangaroo”);

Với 5 câu nói, ta dễ dàng gõ lần lươt 5 dòng lệnh giống nhau như vậy, nhưng nếu 1000 lần thì sao? bạn không thể gõ “thủ công” như vậy được, đó là lý do mà vòng lặp được ra đời.

Vòng lặp for 

Đây là vòng lặp cực kỳ thông dụng, hầu như ngôn ngữ lập trình nào cũng viết vòng for theo các cú pháp tương tự như for( int i=0; i<5;i++). Tuy nhiên, Swift đã có một thay đổi cực kỳ khác lạ đối với vòng lặp for, đối với ví dụ trên thì lệnh được viết như sau :

image

Đối với câu lệnh trên

1 : chính là điểm xuất phát của vòng lặp

5 : là điểm kết thúc vòng lặp

… : tương trưng cho tính tiếp diễn từ 1 đến 5

Tuy nhiên, vòng for này cũng có một cách viết mở rộng hơn là có thêm biến index, được viết thay cho dấu “_” trong đoạn trên, nhằm để hiển thị thứ tự vòng lặp thực hiện.

image

Ở đoạn code trên, mình đã cho xuất ra biến index cùng trong câu lệnh println, khi đó bạn có thể thấy thứ tự của từng vòng lặp được thực hiện.

Mở rộng hơn nữa, vòng for này cũng có cách hoạt động đặc biệt với các dạng mảng, giúp cho việc đọc phần tử trong mảng được dễ dàng. Ví dụ

image

Tuy nhiên, cho dù có cải tiến vòng for mới, nhưng cách viết cũ vẫn được Apple giữ lại trong ngôn ngữ swift này. Bạn hoàn toàn có thể viết theo kiểu cũ như

image

Vòng lặp while 

Ngôn ngữ Swift không có sự khác biệt so với cách viết vòng lặp này ở nhiều ngôn ngữ khác.

image

Ở ví dụ trên, mình đã thực hiện điều kiện hễ i nhỏ hơn z thì cho biến i cứ mỗi lặp sẽ cộng vào chính nó thêm 1 đơn vị. Như vậy, sau 5 lần i = z và không thỏa mãn điều kiện nữa, nên vòng lặp dừng.

2. Cấu trúc điều khiển

Các cấu trúc điều khiển được dùng để nhằm thực hiện một hành động nào đó khi điều kiện của nó được thõa mãn. Bạn có thể thấy nó giống với vòng lặp while khi cũng thực hiện hành động khi thõa mãn 1 điều kiện nào đó, tuy nhiên ở đây, hành động chỉ được thực hiện 1 lần chứ không lặp đi lặp lại như các vòng lặp.

Câu lệnh if – else

Lệnh này được xử lý bởi 2 tình huống:

  • Thõa mãn điều kiện if : thực hiện hành động trong dấu { } của if.
  • Không thõa mãn điều kiện if : thực hiện hành động trong dấu { } của else.

image

Theo đoạn code trên, kết quả được xuất ra là “It’s not that cold. Wear a t-shirt” bởi vì nhiệt độ lúc này là 40, không thõa mãn điều kiện if ( <=32 ) nên đã chạy trường hợp ngược lại else.

Lệnh Switch – Case

Switch case được tạo ra cũng chung một mục đích như if-else là để xét điều kiện để thực hiện những hành động khác nhau. Với từng trường hợp, bạn sử dụng if-else hoặc switch case thế nào cho dễ hiểu là được.

image

 

Tags: , , , , , , , , , , , ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

*
*